Chi Phí Nuôi Con 1 Năm Đầu

Chi Phí Nuôi Con 1 Năm Đầu

Nuôi con nhỏ không chỉ đòi hỏi tình yêu thương mà còn cần sự chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng. Vậy chi phí nuôi con nhỏ 1 tháng bao nhiêu là hợp lý? Bài viết này, Tiki Blog sẽ giúp bạn ước tính các khoản chi phí cần thiết và cung cấp những mẹo tiết kiệm hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bé.

Nuôi con nhỏ không chỉ đòi hỏi tình yêu thương mà còn cần sự chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng. Vậy chi phí nuôi con nhỏ 1 tháng bao nhiêu là hợp lý? Bài viết này, Tiki Blog sẽ giúp bạn ước tính các khoản chi phí cần thiết và cung cấp những mẹo tiết kiệm hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bé.

Chi phí khám sức khỏe và tiêm phòng cho bé

Trong năm đầu đời, việc khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ là vô cùng quan trọng để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những chi phí khám sức khoẻ cho con nhỏ bạn cần dự trù cho các hoạt động này:

Trẻ sơ sinh cần được khám sức khỏe ít nhất 1 lần mỗi tháng trong 6 tháng đầu tiên, và sau đó là mỗi 2-3 tháng một lần cho đến khi bé tròn 1 tuổi. Các buổi khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm đo chiều cao, cân nặng, đánh giá sự phát triển và kiểm tra tổng quát sức khỏe của bé. Chi phí cho mỗi lần khám dao động từ 300 nghìn đến 1 triệu VND tùy vào cơ sở y tế và khu vực sinh sống​.

Trong năm đầu đời, bé cần được tiêm phòng các loại vắc-xin quan trọng như vắc-xin viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và sởi. Tùy vào việc bạn chọn tiêm vắc-xin dịch vụ hay vắc-xin nhà nước, chi phí có thể dao động:

Tham khảo ngay một số sản phẩm với giá ưu đãi tại Tiki:

Chi phí cho việc khám sức khỏe và tiêm phòng cho bé trong năm đầu tiên có thể nằm trong khoảng 6-12 triệu VND, tùy thuộc vào việc sử dụng dịch vụ công hay dịch vụ tư.

Đăng ký các chương trình ưu đãi và khuyến mãi

Nhiều nhãn hàng và thương hiệu lớn thường có chương trình ưu đãi cho các sản phẩm dành cho mẹ và bé. Việc tham gia các chương trình này giúp bạn nhận được những phiếu giảm giá, quà tặng hoặc tích điểm để mua sắm tiết kiệm hơn​

Bằng cách thực hiện những biện pháp tiết kiệm chi phí này, bạn có thể giảm bớt gánh nặng tài chính mà vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc sống và sức khỏe tốt nhất cho con nhỏ.

Chi phí nuôi con nhỏ 1 tháng bao gồm nhiều khoản như sữa, bỉm, tiêm phòng, và quần áo. Tuy nhiên, bạn có thể tiết kiệm bằng cách mua số lượng lớn, tận dụng đồ cũ, và sử dụng sữa mẹ. Để tiết kiệm thêm, hãy mua sắm thông minh tại các chương trình khuyến mãi. Truy cập ngay Tiki để tìm mua quần áo trẻ sơ sinh và nhiều sản phẩm khác với giá ưu đãi!

Trước khi làm mẹ, chị Ngọc nhận được nhiều lời chia sẻ về chi phí nuôi con. Tận dụng kinh nghiệm từ bạn bè, gia đình, và sự giúp đỡ của bà ngoại, chị chỉ tiêu khoảng 40 triệu đồng trong năm đầu nuôi con.

Chi Tiêu Chi Phí Cho Năm Đầu Tiên:

1. Sữa, Bình Sữa, và Dụng Cụ Vệ Sinh: 5 triệu đồng

Sáu tháng đầu, chị Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Từ tháng thứ 7 khi đi làm, chị kết hợp sữa công thức Meiji với sữa mẹ và ăn dặm. Chi phí hàng tháng cho sữa Meiji là 1.020.000 đồng cho 2 hộp.

Ngoài ra, trong năm đầu, chị mua bình sữa (tặng kèm 2 núm vú) và dụng cụ vệ sinh với tổng chi phí 450.000 đồng.

2. Chi Phí Thức Ăn Dặm: 3 triệu

Khi bé gần 6 tháng, chị bắt đầu cho bé thử ăn dặm. Ban đầu bé chỉ ăn ít (1 bữa/ngày) nên chi phí chưa cao. Khi bé 7 tháng, số lần ăn tăng lên (2 bữa/ngày) và thêm thức ăn mặn (thịt, tôm, cá…). Tổng chi phí thực phẩm ăn dặm cho bé khoảng 3 triệu/tháng.

Chị chọn dầu ăn óc chó nguyên chất Nga cho bé, giá 150k/6 tháng. Ngoài ra, có mua nước mắm với chi phí 200k/năm.

4. Sữa Chua, Vàng Sữa, Phô Mai, Flan và Trái Cây: 5 triệu đồng

Khi bé bắt đầu ăn dặm, chị thêm sữa chua, phô mai, vàng sữa, và trái cây vào khẩu phần. Để tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh, chị thường tự làm sữa chua, vàng sữa, và bánh flan cho bé. Riêng phô mai và hoa quả, chị thường mua ở siêu thị hoặc cửa hàng hoa quả nhập, nên chi phí hơi cao, khoảng 500k/tháng. Tính ra, 1 năm tốn 5 triệu đồng.

5. Chi Phí Bỉm Cho Bé: Hơn 7 triệu đồng

Ngay từ khi mới sinh, vì bé thường xuyên đi ngoài nên việc sử dụng bỉm là không tránh khỏi. Trong tháng đầu, có ngày bé sử dụng đến 10 chiếc bỉm. Sang tháng thứ 2, con số giảm xuống còn 4-5 chiếc/ngày. Khi bé bắt đầu ăn dặm, bà ngoại giảm sử dụng bỉm. Từ tháng thứ 8 trở đi, chỉ sử dụng 1 chiếc mỗi ngày vào buổi tối. Tính ra, trong cả năm, chi phí cho bỉm gần 7 triệu đồng (sử dụng bỉm Merries giá 375k/bịch).

6. Tiền Quần Áo Cho Bé: 5 triệu đồng

Vì sinh con vào mùa đông, chị luôn lo lắng bé sẽ cảm lạnh, nên đã đầu tư khá nhiều vào việc mua sắm quần áo cho con. Đặc biệt, với tính cẩn thận và an toàn, chị thường chọn mua quần áo tại các siêu thị mẹ bé, điều này khiến chi phí tăng lên khoảng hơn 5 triệu trong năm đầu tiên.

7. Tiền Mua Đồ Chơi Cho Bé: 1 triệu đồng

Với mong muốn bé phát triển và học hỏi nhiều hơn, chị thường tìm kiếm những đồ chơi độc đáo cho con. Tuy nhiên, chị cũng kết hợp việc săn bỉm để nhận được đồ chơi miễn phí cho bé. Điều này giúp chị tiết kiệm đáng kể chi phí cho đồ chơi.

8. Chi Phí Mua Vật Dụng Khác: 1,84 triệu đồng

Từ khi bé mới chào đời, chị đã mua riêng sữa tắm và kem dưỡng da cho con. Tổng chi phí cho mục này là khoảng 500k.

Ngoài ra, chị đã đầu tư vào việc mua một chiếc xe đẩy (700k), một chiếc địu (260k), một chiếc xe tập (280k), và một chiếc ghế tập ngồi (100k).

9. Chi Phí Tiêm Phòng, Chích Ngừa: 10 triệu đồng

Hiện tại, bé nhà chị Ngọc đã tròn 1 tuổi, và chị đã tiêm đủ mọi mũi tiêm dịch vụ của phòng tiêm. Chi phí cho gói tiêm này là gần 10 triệu đồng.

10. Chi Phí Khám Chữa Bệnh: 1 triệu đồng

Nhờ sự chăm sóc đặc biệt từ bà ngoại trong suốt một năm qua, con trai chị Ngọc chỉ phải đến bác sĩ duy nhất 2 lần. Một lần vì sốt và một lần vì rối loạn tiêu hóa. Chi phí cho thuốc và thăm khám chỉ là 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, nhà chị Ngọc luôn dành 1 khoản tiền dự phòng khoảng 20 triệu để đối phó với những lúc con ốm đau.

Tổng chi phí nuôi con/năm: 39.190.000 đồng

Nói về chi phí nuôi con, bà mẹ trẻ 9x nhấn mạnh: “Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là cách tiết kiệm nhất! Đối với tiêm chủng, tôi khuyên các mẹ nên đảm bảo tiêm đủ cho con, phòng tránh luôn tốt hơn việc chữa trị. Tóm lại, không phải gia đình nào cũng phải chi tiêu như vậy, tùy thuộc vào sức khỏe của bé, mức thu nhập và hoàn cảnh gia đình. Đối với gia đình tôi, chi phí này là khá hợp lý!”. Chúc mừng các bà mẹ thành công trong việc cân đối chi phí nuôi con trong năm đầu!

Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết

Mua đồ dùng cho bé với số lượng lớn

Các sản phẩm như bỉm, sữa công thức, và khăn giấy ướt thường được giảm giá khi mua với số lượng lớn. Bạn có thể tận dụng các đợt khuyến mãi, mua tại các cửa hàng bán sỉ hoặc thông qua các trang thương mại điện tử để tiết kiệm chi phí.

Sử dụng sữa mẹ thay vì sữa công thức

Nếu có thể, việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp giảm thiểu chi phí so với sữa công thức. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và miễn dịch tự nhiên, giúp tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng​.

Để tiết kiệm chi phí nuôi con nhỏ, trước khi mua sắm cho bé, hãy lên danh sách cụ thể những món cần thiết và so sánh giá cả giữa các cửa hàng để tránh mua thừa hoặc mua những sản phẩm không cần thiết. Điều này giúp bạn tập trung vào những chi tiêu cần thiết và tránh lãng phí.