So Sánh Tài Sản Của Bà Trương Mỹ Lan

So Sánh Tài Sản Của Bà Trương Mỹ Lan

Quá trình xét xử đại án Vạn Thịnh Phát không chỉ dần làm sáng tỏ bản chất vụ án, hành vi, thủ đoạn của các bị cáo, mà còn lộ diện khối tài sản "kếch xù" của bà Trương Mỹ Lan.

Quá trình xét xử đại án Vạn Thịnh Phát không chỉ dần làm sáng tỏ bản chất vụ án, hành vi, thủ đoạn của các bị cáo, mà còn lộ diện khối tài sản "kếch xù" của bà Trương Mỹ Lan.

Bà Trương Mỹ Lan xin giải tỏa kê biên tòa nhà Timesquare

"Bị cáo xin xem xét lại tội danh tham ô vì bị cáo nghĩ tham ô là phải lấy tiền người ta bỏ vào túi mình, nhưng ở đây tài sản của bị cáo nằm hết ở SCB. Bị cáo muốn làm rõ số liệu chi tiết để những người như bị cáo không bị oan sai" - bà Lan nói.

Bị cáo Chu Lập Cơ tại phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà chủ Vạn Thịnh Phát cho rằng SCB là ngân hàng, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng chứ không phải là công ty TNHH, bà chỉ là cổ đông chứ không tham gia điều hành.

Tuy nhiên, cơ quan tố tụng buộc bà phải chịu trách nhiệm đối với 91% cổ phần SCB thì bà chấp nhận.

Bà Lan cho biết trong 91% cổ phần SCB có cổ phần của các cổ đông nước ngoài, nhưng bà bị xét xử họ không ra mặt vì lo ngại tập đoàn của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Bà Lan cũng cho rằng thời điểm năm 2012, SCB gặp khó khăn, bà đã thế chấp khách sạn 5 sao Windsor cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM để vay 15.000 tỉ đồng cho SCB.

Nhưng do Ngân hàng Nhà nước cho vay với thời gian rất ngắn, chỉ 1 năm nên sau đó bà phải thế chấp thêm các tài sản khác, trong đó có tòa Timesquare để vay tiền trả khoản nợ tái cơ cấu SCB.

Bà Lan cho rằng bà không thế chấp dự án 6A (Trung Sơn, Bình Chánh) cho SCB. Trong khi đó, tòa nhà Timesquare là tâm huyết của ông Chu Lập Cơ - chồng bà, đang bị kê biên. Bà Lan xin hoán đổi dự án 6A với Timesquare và cam kết không bán tòa nhà này để ông Chu Lập Cơ có nguồn thu khắc phục.

Cận cảnh loạt tài sản 'khủng' bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại

TPO - Loạt nhà đất ở trung tâm TPHCM là khối tài sản "khủng" mà bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) muốn xin tòa giải tỏa kê biên.

Tòa nhà Sherwood 127 Pastuer, bà Lan "xin lại" vì tài sản này xây từ năm 2000 - trước khi bà vào SCB.

Tòa Sherwood Residence tọa lạc tại số 127 Pasteur, phường 6, quận 3, TPHCM là tòa nhà 21 tầng với 240 căn hộ, quy mô 40.000m2 do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động năm 2007.

Trước khi bị bắt, bà Lan và chồng được cho là sinh sống tại căn hộ penthouse của cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, thuộc sở hữu của Công ty Vạn Thịnh Phát.

Căn biệt thự cổ tại số 110-112 Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM, với diện tích gần 3.000m², là một trong những tài sản mà bà Trương Mỹ Lan mong muốn xin lại. Theo bà Lan, đây là tài sản riêng của gia đình do mẹ bà mua cho con gái bà là Chu Duyệt Phấn.

Biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp cổ. Theo bà Lan, đây là tài sản riêng của gia đình, có giá trị lớn về văn hóa và di sản, cần được bảo tồn.

Hiện tại, xung quanh biệt thự cổ được quây tôn, cổng chính ra vào cũng được đóng kín.

Đối với tòa nhà 19-25 Nguyễn Huệ (quận 1) đang cho SCB thuê làm trụ sở, bà Lan trình bày khu đất này vốn là kho gạo của ông cố nội, nên mẹ bà đã mua lại để làm kỷ niệm cho cháu ngoại.

Trình bày với tòa, bà Trương Mỹ Lan còn mong muốn giữ lại một số tài sản nhà đất ở trung tâm TPHCM. Trong ảnh là căn nhà đất số 24 Lê Lợi (quận 1) được bà Lan xin giữ lại với lý do đây là tài sản mẹ bà cho riêng Trương Huệ Vân (cháu bà Lan) không liên quan vụ án.

Bà chủ Vạn Thịnh Phát cũng xin lại căn nhà số 78 Nguyễn Huệ (quận 1) vì đây là tài sản mua cho con gái và xin lại một du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô đang bị kê biên trong quá trình điều tra vụ án.

Bà Trương Mỹ Lan xin được gặp chồng sau nhiều năm bị tạm giam

Trước đó, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị Hội đồng xét xử cho bà Trương Mỹ Lan tiếp xúc với ông Chu Lập Cơ - chồng bà Lan, trong giờ giải lao. Hội đồng xét xử đồng ý cho bà Lan và ông Cơ gặp nhau.

Sau khi kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, TAND TPHCM đã phát hành Bản án và đăng công khai lên Cổng thông tin của tòa.

Ngoài mức án cụ thể của từng bị cáo, tòa buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường toàn bộ hơn 30.081 tỷ đồng cho 35.824 người bị hại. Ngoài ra, bị cáo Lan còn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 30,2 tỷ đồng.

Đối với việc phong tỏa và ngăn chặn giao dịch tài khoản mở tại các ngân hàng, tại phiên tòa, các bị cáo Lan, Trương Vincent Kinh và Nguyễn Hữu Hiệu đề nghị dùng toàn bộ số dư trong tài khoản để khắc phục hậu quả. Nhận định việc yêu cầu trên là tự nguyện, không trái quy định pháp luật nên HĐXX ghi nhận và tiếp tục duy trì phong tỏa tài khoản để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án.

Tại phiên tòa, bị cáo Lan đề nghị HĐXX hủy bỏ phong tỏa đối với các tài khoản và sổ tiết kiệm cho 2 con gái là Chu Duyệt Hằng và Chu Duyệt Phấn. Tuy nhiên, theo HĐXX, 3 tài khoản tiết kiệm liên kết với 3 sổ tiết kiệm có tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng do bà Chu Duyệt Hằng đứng tên đã được giải quyết theo Bản án sơ thẩm 157 (giai đoạn 1), nên tòa không xem xét giải quyết trong vụ án này.

Đối với 7 tài khoản do bà Chu Duyệt Phấn đứng tên có tổng số tiền gần 47 tỷ đồng và 7 tài khoản do ông Trương Lập Hưng (cháu bị cáo Lan) đứng tên với tổng số tiền hơn 64 tỷ đồng, cơ quan điều tra hiện chưa xác minh làm rõ nguồn gốc. Do đó, HĐXX giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C03) tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Với tài khoản của bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), HĐXX xét thấy quá trình điều tra, xét xử bị cáo đã nộp khắc phục toàn bộ hơn 33 tỷ đồng liên quan đến hành vi “Rửa tiền”. Bị cáo này cũng không có nghĩa vụ bồi thường dân sự liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo khác. Do đó, HĐXX đã hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản của bị cáo Chu Lập Cơ.

Đối với tài khoản đứng tên em trai bị cáo Lan là ông Trương Mễ mở tại Ngân hàng Eximbank có số dư 10 tỷ đồng, HĐXX nhận định quá trình điều tra chưa đủ căn cứ xác định tài sản trên liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo. Đồng thời, vợ ông Trương Mễ là bị cáo Ngô Thanh Nhã cũng không có nghĩa vụ bồi thường trong vụ án này và bị cáo cũng đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả 10 tỷ đồng. Vì thế, HĐXX đã hủy bỏ việc ngăn chặn giao dịch đối với tài khoản của ông Mễ.

Liên quan đến các tài sản của 3 người đã chết gồm các ông bà Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Nguyễn Tiến Thành (cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt) và Nguyễn Ngọc Dương (cựu Tổng giám đốc, Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula và Công ty CP phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam), hiện cơ quan điều tra chưa xác minh, làm rõ nguồn gốc tài sản. Do đó, HĐXX kiến nghị C03 tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản của 5 bị can bị truy nã trong giai đoạn 1 (gồm Đinh Văn Thành, Nguyễn Thị Thu Sương, Chiêm Minh Dũng. Trầm Thích Tồn và Nguyễn Lâm Anh Vũ), hiện cơ quan điều tra đã tiến hành ngăn chặn 33 tài khoản ngân hàng và 31 bất động sản.

Trong quá trình chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, một số cá nhân liên quan đã cung cấp tài liệu thể hiện các tài sản trên đã được chuyển nhượng lại cho nhiều người khác hoặc đang thế chấp tại ngân hàng. Thời điểm chuyển nhượng, thế chấp là trước, trong thời gian các bị cáo làm việc tại Ngân hàng SCB. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này chưa được C03 làm rõ. Vì vậy, HĐXX kiến nghị C03 tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự kiến ngày 4/11 tới đây, TAND Cấp cao tại TPHCM sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 để xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm.

Bà Trương Mỹ Lan nghẹn giọng nói cả cuộc đời có ước mơ xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế, nhà ở xã hội, trường học và mái ấm cho người dân khó khăn. Nhưng đến nay, ước mơ này chưa kịp thực hiện có lẽ do định mệnh.

Cho rằng 2 chiếc túi Hermes bạch tạng của bà Trương Mỹ Lan có nguồn gốc từ tiền phạm tội mà có nên tòa tiếp tục kê biên, không trả lại như đề nghị của bà này.