Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Sau du học Pháp có dễ định cư tại nước này không? Dưới đây là một số lựa chọn và điều mà Anh/Chị cần xem xét nếu muốn định cư Pháp sau du học:
Một trong những cách phổ biến để định cư tại Pháp sau du học là thông qua các loại visa định cư. Visa này cho phép Anh/Chị ở lại và làm việc tại Pháp. Việc xin visa định cư có thể đòi hỏi tuân thủ nhiều yêu cầu, bao gồm thời gian Anh/Chị đã sống tại Pháp và khả năng tài chính đủ để tự nuôi sống mình.
Nếu Anh/Chị muốn làm việc tại Pháp sau khi hoàn thành chương trình du học, Anh/Chị có thể cố gắng tìm công việc và sau đó xin visa làm việc. Pháp có nhiều cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực như kỹ thuật, khoa học, nghệ thuật, và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, xin visa làm việc đòi hỏi sự hỗ trợ từ nhà tuyển dụng và tuân thủ các quy định di trú.
Có thể xin visa làm việc để ở lại Pháp và làm việc sau du học.
Một số du học sinh quyết định tiếp tục học lên sau khi hoàn thành chương trình du học. Điều này có thể là một cách để duy trì cư trú tại Pháp và tìm kiếm cơ hội định cư sau này. Bằng cách theo học các khóa học cao hơn hoặc theo đuổi các văn bằng khác, Anh/Chị có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình, cũng như tăng cơ hội tìm việc làm lâu dài.
Quyền lợi và cơ hội định cư tại Pháp có thể thay đổi theo thời gian và chính sách di trú của quốc gia. Do đó, điều quan trọng nhất là tìm hiểu kỹ về quy định và điều kiện hiện hành,nếu cần, Anh/Chị hãy tìm sự tư vấn từ các chuyên gia di trú hoặc luật sư di trú để có sự hỗ trợ và hướng dẫn chính xác về việc định cư Pháp sau du học.
Quyết định định cư Pháp sau du học không phải lúc nào cũng dễ dàng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân và mức độ am hiểu về quốc gia này. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng cân nhắc các lợi ích và thách thức mà quyết định này mang lại:
Được trải nghiệm văn hóa, cảnh quan thơ mộng lãng mạn.
Để định cư tại Pháp sau khi hoàn thành chương trình du học, du học sinh cần phải đáp ứng một số điều kiện quan trọng. Điều này bao gồm quy trình xin visa định cư, các yêu cầu tài chính và thời gian cư trú tại Pháp.
Để định cư tại Pháp, Anh/Chị cần xin visa định cư hoặc visa thường trú tại Pháp. Quy trình xin visa này đòi hỏi tuân thủ nhiều yêu cầu và điều kiện. Thông qua visa định cư, Anh/Chị sẽ có quyền ở lại Pháp và làm việc mà không cần phải rời nước.
Thời gian Anh/Chị đã sống và du học tại Pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng xin visa định cư. Một số chương trình visa định cư yêu cầu Anh/Chị phải đạt mức thời gian cố định tại Pháp trước khi có quyền xin visa này. Việc duy trì thời gian cư trú hợp lý là rất quan trọng để đáp ứng các yêu cầu.
Để đảm bảo khả năng tự xoay xở tại Pháp, Anh/Chị cần phải có tài chính đủ để duy trì cuộc sống hàng ngày, bao gồm thuê nhà, thức ăn, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Các yêu cầu tài chính có thể khác nhau theo từng loại visa và tình hình cá nhân.
Cần chứng minh Anh/Chị có đủ khả năng tài chính để tiếp tục cuộc sống ở Pháp.
Để đạt được thành công trong việc xin visa định cư tại Pháp, Anh/Chị cần nắm rõ quy trình và yêu cầu cụ thể. Thông qua những buổi tư vấn với chuyên gia di trú hoặc các nguồn thông tin chính thống, Anh/Chị có thể hiểu rõ hơn về quá trình này và đảm bảo tuân thủ đầy đủ.
Hãy tìm hiểu kỹ và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.
Hành trình từ du học đến định cư tại Pháp, Anh/Chị cần cân nhắc mọi khía cạnh và yếu tố quan trọng. Định cư tại một quốc gia mới đòi hỏi kiên nhẫn, sự chuẩn bị và quyết tâm. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy tìm hiểu kỹ về lợi ích và nhược điểm, cân nhắc khả năng của Anh/Chị và tham khảo các nguồn thông tin đáng tin cậy. Chúc Anh/Chị thành công trên hành trình định cư Pháp sau du học!
Nếu quý anh chị cần được hỗ trợ về vấn đề định cư châu Âu, hãy liên hệ ngay JA & Partners để nhận sự tư vấn toàn diện từ chúng tôi. JA & Partners là đội ngũ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư định cư Châu Âu, Mỹ, Úc, Canada, chúng tôi xin cam đoan sẽ đưa ra những giải pháp toàn diện nhất cho hành trình ổn định cuộc sống mới tại châu Âu của anh/chị.
– Website: https://dinhcuquocte.com.vn/
Tầng 07 CDC Tower, 25 Lê Đại Hành, P. Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng.
Tầng 8, LANT Building, 58 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1.
Trong năm 2023, ngành lúa gạo đã chạm mốc kỷ lục khi xuất khẩu tới 8 triệu tấn và thu về 4,8 tỷ USD. Nhờ quyết tâm chuyển từ số lượng sang chất lượng, kết quả đạt được năm qua là quả ngọt cho những nỗ lực của nông dân và doanh nghiêp.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và bất thường thì ở đâu đó trên thế giới việc có cơm ăn hàng ngày đã không còn là chuyện đương nhiên nữa. Với gần 4 triệu ha đất canh tác lúa, Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho 100 triệu dân, mà còn cho thấy hạt gạo Việt đang nắm giữ vai trò quan trọng cho "chiếc dạ dày" của thế giới.
ĐBSCL mặc dù chỉ chiếm 12% diện tích, nhưng đang cung cấp 40% tổng sản lượng lương thực cả nước và toàn bộ lượng gạo xuất khẩu. Ở bất cứ thời điểm nào nông dân cũng có lúa thu hoạch. Năm 2023 đã là năm thắng lợi của nông dân trồng lúa bởi cơ hội giá gạo tăng.
Trong năm 2023, ngành lúa gạo đã chạm mốc kỷ lục khi xuất khẩu tới 8 triệu tấn và thu về 4,8 tỷ USD. Ảnh minh họa.
Lợi thế lớn nhất thuộc về vùng đất có diện tích 1,5 triệu ha tiếp giáp với Campuchia, gồm phía Bắc của Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An... Đây là nơi không bao giờ thiếu nước ngọt, nước mặn lại không thể xâm nhập. 1 năm có thể duy trì 3 vụ lúa, tạo ra lượng gạo khổng lồ. Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, từ túi phèn, cánh đồng hoang trước 1975 đã được đánh thức trở thành vựa lúa trong vựa lúa.
Theo đuổi nghiên cứu lúa gạo từ năm 1971, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng hiếm có quốc gia nào tỷ lệ diện tích lúa có tưới cao như Việt Nam, lên đến 85%, trong khi các nước chỉ ở mức 20 - 50%.
Vị trí nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo còn là kết quả của một quá trình hàng chục năm các nhà khoa học Việt Nam đã mày mò nghiên cứu từ ngân hàng gen với hơn 4.000 giống lúa để lai tạo ra những giống năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn 90 - 105 ngày.
Hiện các giống lúa thơm chủ lực gạo trắng hạt dài, phục vụ xuất khẩu không chỉ ngắn ngày mà còn đạt mức năng suất 7 - 8 tấn/ha. Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia trên thế giới nghiên cứu được giống lúa mỗi bông có từ 600 - 1.000 hạt. Lúa gạo ở ĐBSCL đã đóng góp 20 - 25% thị trường gạo quốc tế nhờ ưu thế sản xuất theo đơn đặt hàng gắn với tiêu chuẩn chất lượng.
Nhưng ngay cả khi theo đuổi ưu thế về năng suất, chất lượng thì Việt Nam cũng không quên hàng trăm giống lúa bản địa.
Vòng đời cây lúa thay đổi vòng đời người trồng lúa. Từ gạo để no cái bụng, Việt Nam đã có giống gạo ngon nhất thế giới và hàng chục giống có tính dược liệu cao. Con đường phát triển của lúa gạo cũng là con đường lịch sử, con đường khoa học, con đường văn hóa, con đường thương mại… tạo nên một vị thế Việt Nam hôm nay.
Tăng cường năng lực về công nghệ canh tác lúa
Có thể thấy là hiếm có quốc gia nào đa dạng các giống lúa như Việt Nam và cũng hiếm nơi nào có lợi thế 1 năm trồng tới 3 vụ lúa như ở Việt Nam. Nếu trên trái đất, diện tích đất trồng lúa chỉ chiếm 11% thì tại Việt Nam nơi đâu cũng có thể trồng được lúa. So sánh này cho thấy một sức mạnh mềm riêng có của Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Robert Caudwell - Đại diện của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế tại Việt Nam, trên thế giới, khối lượng gạo được sản xuất ra ước tính khoảng 550 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, châu Á là nguồn cung chính, chiếm khoảng 90% sản lượng gạo toàn cầu. Châu Á có nhiều quốc gia trồng lúa, nhưng số quốc gia xuất khẩu gạo lại khá ít. Vì thế, Việt Nam hay Ấn Độ đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống lương thực hiện nay.
Có thể thấy là hiếm có quốc gia nào đa dạng các giống lúa như Việt Nam và cũng hiếm nơi nào có lợi thế 1 năm trồng tới 3 vụ lúa như ở Việt Nam. Ảnh minh họa.
Nhận định về vị thế lúa gạo của Việt Nam trong bức tranh chung toàn cầu, ông Robert Caudwell cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao mục tiêu của Việt Nam không chỉ dẫn đầu về xuất khẩu lúa gạo, mà còn chuyển đổi sang lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp. Con đường này sẽ đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp phân khúc gạo cao cấp và có cơ hội chiếm giữ giá cao hơn trên thị trường toàn cầu. Từ đây, tiếng nói của Việt Nam trong các cuộc đàm phán lúa gạo cũng sẽ khác".
Cũng theo ông Robert Caudwell, để Việt Nam có tiếng nói hơn trên bàn đàm phán về lúa gạo với các nước cần phải tăng cường năng lực về công nghệ canh tác lúa như công nghệ chính xác và công nghệ số, từ đó nâng cao năng suất, giamr chi phí và nâng cao tính cạnh tranh.
Logistic yếu kém cản trở ngành hàng lúa gạo
Từ trước cho tới nay, lúa gạo luôn là mặt hàng được ưu tiên số 1 trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng tại ĐBSCL. Nhưng tới thời điểm này sự phát triển đã diễn ra không đồng bộ. Bất cập về logistic với các hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa đang là rào cản lớn với ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
20 công lúa thu về 14 tấn thóc, để đưa 14 tấn thóc lên thuyền ông Liêm (xã Hưng Yên, An Biên, Kiên Giang) phải thuê 20 nhân công, làm ít nhất từ 2 - 3 giờ đồng hồ. 1 ha lúa chỉ cắt trong một buổi chiều nhưng để chở được một ghe lúa về nhà máy xay sát có nơi phải mất tới 1- 1,5 ngày. Đó là thực tế sản xuất của những nông dân cả đời gắn bó với cây lúa như ông Liêm.
ĐBSCL hiện có hơn 1.400 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chỉ chiếm hơn 4% số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này trên cả nước. Là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp nhưng ĐBSCL cũng chưa có hệ thống cảng đón tàu trọng tải lớn. 80% hàng hóa xuất khẩu từ ĐBSCL trong đó có lúa gạo phải vận chuyển qua cảng nước sâu ở TP Hồ Chí Minh hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu là một bất lợi.
Bất cập về logistic với các hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa đang là rào cản lớn với ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Ảnh minh họa.
Không chỉ mang gánh nặng về chi phí vận chuyển từ 30 - 35% giá trị hàng hóa, năm 2023 cũng là năm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam vẫn nói vui là "Được mùa, được giá nhưng không được tiền".
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo lần thứ 2. Từ đầu tháng 8 giá gạo Việt Nam lập đỉnh lên mức 9.500 đồng/kg. Thế nhưng, bàn tay điều hành của Hiệp hội Lương thực Việt Nam được đánh giá là chưa tròn vai. Hệ lụy là ngay cả khi có cơ hội về thị trường, có tình trạng nếu nông dân lãi thì doanh nghiệp lỗ và ngược lại.
Ông Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết: "Thời gian qua không phải là chúng ta không có các hiệp hội, không có nghiệp đoàn nhưng các tổ chức thực tế chỉ có một nhóm cá nhân, ví dụ như là các hiệp hội chỉ có các doanh nghiệp, thậm chí là chỉ có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, những người buôn bán nhỏ, kinh tế hộ là không có mặt. Người nông dân là người sản xuất quan trọng nhất thì hầu như không có tiếng nói trong các tổ chức đó".
Nhiều năm qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam thường do lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước làm Chủ tịch. Từng có thời điểm, 2 doanh nghiệp nhà nước là tổng công ty Vinafood 1 và 2 đại diện cho các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam đi đấu thầu, sau khi trúng thầu về mới phân bổ chỉ tiêu cho các doanh nghiệp. Cơ chế này đã không còn phù hợp khi các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu gạo ngày càng lớn mạnh, chiếm lĩnh các thị trường khó tính như EU, Mỹ…
Nhìn sang nước bạn, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã là một đối trọng trong điều hành khi ở bất cứ thời điểm nào thì lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp cũng được cân đối môt cách tốt nhất.
Vào cuối năm 2023, Hiệp Hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam được thành lập đó cũng là thời điểm Chính phủ đã phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao - phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.
Hàng loạt cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, đã đánh thức tiềm lực, cởi trói cho hạt gạo Việt cất cánh, mở ra "đường lớn" đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu về sản lượng và cả chất lượng, khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra vị thế mới cho loại nông sản chủ lực là lúa gạo. Góp phần củng cố vị thế chính trị của quốc gia trên bản đồ thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!