Kỹ Năng Mềm Studocu

Kỹ Năng Mềm Studocu

Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Ngày nay, chúng ta được đọc nhiều bí kíp về kỹ năng mềm, thậm chí, một bộ phận người đi làm chủ trương "mồm miệng đỡ chân tay". Có thật là kỹ năng mềm có thể "đỡ" được nhiều thiếu sót của kỹ năng cứng hay không? Thử nhìn từ góc độ của nhà tuyển dụng để biết được đánh giá của họ nhé.

Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Ngày nay, chúng ta được đọc nhiều bí kíp về kỹ năng mềm, thậm chí, một bộ phận người đi làm chủ trương "mồm miệng đỡ chân tay". Có thật là kỹ năng mềm có thể "đỡ" được nhiều thiếu sót của kỹ năng cứng hay không? Thử nhìn từ góc độ của nhà tuyển dụng để biết được đánh giá của họ nhé.

Có sự tự tin, ý chí chiến thắng & Quan điểm lạc quan

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo?

Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách tích cực và xây dựng. Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày – có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác. Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

Nếu bạn thiếu ngoại ngữ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội làm việc ở các công ty lớn. Nếu bạn thiếu bằng cấp, bạn khó thăng tiến ở những bậc cao hơn. Nhưng thiếu Kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả: cơ hội tuyển dụng nghề nghiệp, những mối quan hệ và cơ hội được chứng tỏ bản thân mình kể cả trong công việc lẫn trong cuộc sống.

Bạn có thực sự tin rằng mình có thể làm được công việc này? Bạn có thể hiện thái độ bình tĩnh và tạo sự tự tin cho người khác? Bạn có khuyến khích được mọi người đặt các câu hỏi cần thiết để đóng góp ý kiến xây dựng? Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả.

Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.

Sự Khác Nhau Giữa Kỹ Năng Mềm Và Kỹ Năng Cứng

Như đã nói, kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.

Khi bạn quan tâm tới các vấn đề về kỹ năng, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần nắm rõ là: Kỹ năng sống và kỹ năng mềm không phải là hai thứ khác nhau, và càng không phải là hai thứ giống nhau, mà kỹ năng mềm chính là một phần của kỹ năng sống, hay kỹ năng sống bao gồm kỹ năng mềm và một số kỹ năng khác.

Kỹ năng mềm ngày được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân, tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ít được giới sinh viên và phụ huynh nhắc đến. Bạn là một người đang có rất nhiều dự định và kế hoạch cho tương lai của chính bản thân mình và người thân, kỹ năng mềm có thực sự quan trọng đối với bạn ?

Bạn có chuyên môn giỏi, điều đó đã đủ để giúp bạn thành công? Bạn có biết chỉ 30% người có IQ cao đạt được thành công trong cuộc sống? Tại sao thanh niên Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi tốt nghiệp đi làm vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn?

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị (theo Wikipedia). Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”.

Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc (theo BWPortal).

Cách cải thiện và nâng cao các kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là những kỹ năng quan trọng giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu những kỹ năng mềm trời phú. Do vậy, việc rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết.

Dưới đây là một số cách giúp bạn cải thiện và nâng cao các kỹ năng mềm một cách hiệu quả

Bước đầu tiên để cải thiện bất kỳ kỹ năng nào là xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về những kỹ năng mà bạn cảm thấy tự tin và những kỹ năng mà bạn cần cải thiện.

Bạn cũng có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình đánh giá khách quan về kỹ năng mềm của bạn.

Hiện nay, có rất nhiều khóa học và hội thảo được tổ chức để giúp bạn rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm. Tham gia các khóa học này sẽ giúp bạn trang bị thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng mới từ những chuyên gia uy tín.

Bạn cũng có thể tham gia các hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm của mình tới người khác và học hỏi ngược lại từ những kinh nghiệm họ.

Đọc sách và bài viết này sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích về cách rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm. Hiện nay, có rất nhiều đầu sách và bài viết liên quan đến kỹ năng mềm, bạn nên dành thời gian đọc nhé.

Học là 1 tiền đề nhưng thực hành lại là cơ sở để tiền đề đó phát triển. Vì vậy bạn cần thực hành các kỹ năng mềm đã học được ở mọi lúc, mọi nơi, mọi từng huống bạn gặp trong cuộc sống để có thể nâng cao kỹ năng của mình mỗi ngày.

Kỹ năng mềm cần được luyện tập thường xuyên để có thể thành thạo. Bạn có thể luyện tập kỹ năng mềm bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ hoặc tham gia các dự án nhóm.

Tìm kiếm một người hướng dẫn có kinh nghiệm và uy tín sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và tiến bộ nhanh hơn. Người hướng dẫn có thể giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu, đưa ra những lời khuyên giá trị và hỗ trợ bạn trong quá trình rèn luyện.

Để cải thiện kỹ năng mềm, bạn cần thay đổi thái độ và tư duy của bản thân. Bạn hãy luôn giữ thái độ tích cực và sẵn sàng học hỏi. Bạn hãy tin tưởng vào khả năng của chính mình và không ngừng nỗ lực để cải thiện.

Rèn luyện kỹ năng mềm cần có thời gian và sự kiên trì. Bạn đừng nản lòng nếu không thấy kết quả ngay lập tức. Hãy tiếp tục học hỏi và luyện tập, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Qua những chia sẻ trên, IELTS LangGo đã giúp bạn đã hiểu rõ khái niệm kỹ năng mềm là gì và những kỹ năng mềm quan trọng nhất cùng cách để cải thiện những kỹ năng đó.

Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn và giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết lô-gich chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như:

Tư duy hình học, tư duy ngôn ngữ-văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý hóa học sinh học toán học… và những kiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.

Đối với các kỹ năng cứng, khả năng tự tìm hiểu toàn bộ gần như không thể, mà người ta bắt buộc phải trải qua những giai đoạn có xây dựng tính hệ thống của tư duy logic và dựa trên “vai các nhà khổng lồ” Thông thường, vai trò của giáo dục chính thức đặc biệt quan trọng để hình thành kỹ năng cứng dần theo thời gian, cho tới khi đạt tới năng lực tự học.

Vì quá trình rèn luyện dài, vất vả và đi kèm với những kỳ thi chứng minh khả năng đã vượt qua các mức độ nhất định, các kỹ năng cứng được dành nhiều thời gian hơn kỹ năng mềm; và về tuần tự thời gian, thường được đầu tư trước khi sở hữu kỹ năng mềm trong cuộc sống.