Lĩnh Nam Có Đôi Thầy Trò

Lĩnh Nam Có Đôi Thầy Trò

Thầy của chúng ta, Trưởng lão Thích Thông Lạc, thế danh là Lê Ngọc An, sinh ngày 4/8 năm Mậu Thìn, nhằm ngày 17/9 dương lịch năm 1928, tại quê ngoại 18 Thôn Vườn Trầu, Xã Tân Thới Nhì, Quận Hóc Môn, Tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay); lớn lên tại chùa Am, Ấp Gia Lâm, Xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Thầy là con thứ tư trong gia đình.

Thầy của chúng ta, Trưởng lão Thích Thông Lạc, thế danh là Lê Ngọc An, sinh ngày 4/8 năm Mậu Thìn, nhằm ngày 17/9 dương lịch năm 1928, tại quê ngoại 18 Thôn Vườn Trầu, Xã Tân Thới Nhì, Quận Hóc Môn, Tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay); lớn lên tại chùa Am, Ấp Gia Lâm, Xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Thầy là con thứ tư trong gia đình.

Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên. (Nhà văn Gôlôbôlin)

(HNMCT) - “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi/ ó hạt bụi nào rơi trên bục giảng/Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy”... Giai điệu trong trẻo, lời ca mộc mạc, gần gũi với tuổi thơ, bài hát “Bụi phấn” đã gây xúc động cho biết bao nhiêu người trong suốt 40 năm qua.

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc từng kể: Năm 1982, Nhà văn hóa Thanh niên phối hợp với CLB “Sáng tác trẻ” Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp hướng dẫn sáng tác ca khúc. Thầy giáo - nhạc sĩ Trương Quang Lục viết đề mục lên bảng rồi ngồi vào đàn piano, tấu lên những hợp âm làm ví dụ cho người tham gia khóa học. Học viên Lê Văn Lộc phát hiện trên tóc thầy Trương Quang Lục có vương bụi phấn trắng li ti, khiến tóc thầy như điểm bạc. Cảm xúc trước hình ảnh đẹp ấy, rất nhanh Lê Văn Lộc cảm tác luôn mấy câu: “Em yêu phút giây này/ Thầy em, tóc như bạc thêm/ bạc thêm vì bụi phấn, để cho em bài học hay/ Mai sau lớn nên người/ Làm sao có thể nào quên/ Ngày xưa thầy dạy dỗ/ khi em tuổi còn thơ”. Nghe xong bài hát này, thầy khen ca khúc có cảm xúc chân thật, cần sửa thêm để thành bài hát hoàn chỉnh. Sau đó, nhạc sĩ Vũ Hoàng góp ý chỉnh sửa. Từ đó, ca khúc được ghi tên tác giả: Lê Văn Lộc và Vũ Hoàng.

Ca khúc “Bụi phấn” như tiếng lòng của người học trò mãi ghi nhớ công ơn dạy dỗ của các thầy cô, nhanh chóng được đông đảo học sinh truyền nhau hát vang trong những dịp lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày ra trường. Năm 2000, Báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam đã bình chọn ca khúc “Bụi phấn” vào danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX.

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc sinh ngày 14-7-1952 tại Sài Gòn. Năm 1989, ông tốt nghiệp Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Các năm 1977-1984, ông tham gia lực lượng thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác ca khúc. Ông từng là chuyên viên phòng Nghệ thuật Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh ca khúc, nhạc sĩ Lê Văn Lộc còn sáng tác khí nhạc như "Prelude số 2", "Variation", "Concerto cho kèn trumpet"... Nhạc sĩ Lê Văn Lộc đã được tặng nhiều giải thưởng, nhưng phần thưởng quý giá nhất đối với ông là tác phẩm “Bụi phấn” được công nhận là ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX sống mãi trong trái tim các thế hệ thầy trò cả nước.