Trong số khoảng 7 triệu người khuyết tật có đến 87,27% người khuyết tật sống ở nông thôn, tỷ lệ người khuyết tật ở khu vực này thuộc diện nghèo và cận nghèo thường cao gấp 3 tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước. Trình độ học vấn của người khuyết tật thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung, hơn 41% số người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, số người khuyết tật có trình độ từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ chiếm 19,5%. Về trình độ chuyên môn, tới hơn 93% người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn; số có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5%.
Trong số khoảng 7 triệu người khuyết tật có đến 87,27% người khuyết tật sống ở nông thôn, tỷ lệ người khuyết tật ở khu vực này thuộc diện nghèo và cận nghèo thường cao gấp 3 tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước. Trình độ học vấn của người khuyết tật thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung, hơn 41% số người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, số người khuyết tật có trình độ từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ chiếm 19,5%. Về trình độ chuyên môn, tới hơn 93% người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn; số có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5%.
Theo quy định tại Điều 35 Luật Người khuyết tật 2010, chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc được thực hiện như sau:
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Điều 35 Luật Người khuyết tật 2010, Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc.
- Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi (quy định tại điểm a và điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP):
+ Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Cách đây hơn 20 năm, trong một lần đi bơi Nguyễn Đức Chung (huyện Thường Tín, Hà Nội) bất ngờ bị cuốn vào chiếc máy bơm và bị mất đi đôi chân. Chung từng mặc cảm mình là gánh nặng của gia đình, vì thế nhiều lần anh đã nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên, những ngày tháng nằm trên giường bệnh, mẹ luôn là người cận kề vừa chăm sóc vừa kiếm tiền chạy chữa đã khiến anh tự nhủ mình phải cố gắng đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Chung vơi dần nỗi đau và quyết tâm vượt lên chính mình. “Mình chỉ nghĩ đến mẹ thôi, mẹ rất khổ, ba mất từ khi mình học lớp 1. Lúc đó cũng chỉ mong làm sao học được hết lớp 12, sau đó đi học lái xe để kiếm sống, nhưng hết lớp 9 thì mình đã bị tai nạn mất đi đôi chân, ước mơ đó cũng tan luôn, không ít lần mình muốn buông xuôi nhưng mình lại nghĩ đến mẹ, mẹ đã cố gắng hết sức để cứu mình, nếu mình buông thì mẹ sẽ thế nào”, Chung tâm sự.
Khi đã ổn định tâm lý và sức khỏe, Chung quyết định tham gia chương trình thể thao dành cho người khuyết tật của TP Hà Nội và dành được nhiều giải thưởng trong đó có 2 huy chương bạc tại giải thể thao Paragames ở Thái Lan. Dù tìm thấy niềm vui trong thể thao nhưng nhận thấy công việc này sẽ không được lâu dài nên Chung quyết định khởi nghiệp. Trong một lần tình cờ được một người bạn ở cùng khu trọ tặng bánh xà bông có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, dùng thấy thích nên Chung đã nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp từ sản phẩm này. “Mình ở trọ với một bạn học ở Đại học Bách Khoa, thỉnh thoảng bạn tặng mình lọ tinh dầu, bánh xà bông, khi dùng xong mình thấy rất thích và mình quyết định khởi nghiệp bằng sản phẩm xà bông thiên nhiên. Bước đầu khởi nghiệp mình hay đến các hội chợ ngồi nấu xà bông để mọi người thấy là mình đã sản xuất xà bông như thế nào”, Chung chia sẻ.
Một người lành lặn khởi nghiệp đã khó, nhưng với một người khuyết tật như Chung thì khó khăn đó còn nhân thêm gấp bội phần. Hàng ngày Chung phải vượt hàng chục cây số để tìm hiểu thông tin cũng như công thức để sản xuất xà bông thảo dược. Chung cho biết, tất cả các công đoạn đều phải làm thủ công nên tốn rất nhiều công sức. Bằng niềm đam mê, sự quyết tâm, cuối cùng thương hiệu xà bông thiên nhiên Sam Sôn của Nguyễn Đức Chung đã có chỗ đứng trên thị trường, giúp chàng trai khuyết tật có thu nhập mỗi năm lên tới gần tỷ đồng. Trải qua những khó khăn và gặt hái được những thành công như hiện tại, anh luôn mong muốn truyền năng lượng tích cực cho những người cùng cảnh ngộ. Anh mong muốn những người khuyết tật hãy vượt qua vùng an toàn của bản thân để cảm nhận được cuộc sống bên ngoài như thế nào khi không có bàn tay của bố mẹ, khi có suy nghĩ tích cực chắc chắn mọi người sẽ thực hiện được ước mơ.
Học xong lớp 9, Nguyễn Thị Ngọc Tâm (ở Ý Yên, Nam Định) phải nghỉ học do căn bệnh xương thủy tinh. Thay vì buồn bã, Tâm tận dụng công nghệ thông tin cho việc tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức giúp bản thân có thể theo đuổi ước mơ làm cô giáo. Tâm cho biết: Năm nay tôi 34 tuổi nhưng số lần gãy xương gấp nhiều lần số tuổi. Ngoài xương thủy tinh tôi còn nhiều bệnh khác như tim, phổi, bác sỹ cho biết tôi chỉ sống được đến năm 30 tuổi. Dù bệnh tật nhưng tôi vẫn cố gắng nỗ lực và sống lạc quan.
Do thể trạng yếu ớt nên mãi đến năm 8 tuổi Tâm mới vào lớp 1. Nhìn cô giáo đứng trên bục giảng, Tâm cũng mơ ước được trở thành cô giáo. Để thực hiện ước mơ, Tâm đã nỗ lực học tập không ngừng. Tất cả các môn học Tâm đều hoàn thành xuất sắc.
Vì nhà xa không có người đưa đón nên học hết lớp 9. Dẫu vậy ước mơ trở thành cô giáo vẫn luôn thôi thúc Tâm. Năm 2004, lớp học “5 không” không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án và không học phí của Nguyễn Thị Ngọc Tâm ra đời. Dù không đem lại thu nhập, nhưng được làm công việc mình yêu thích khiến Tâm cảm thấy mình là người có ích. Tâm râm sự: quan điểm sống của tôi là sống không chỉ là tồn tại mà sống là để đem lại tình yêu thương, dù bằng sức lực nhỏ bé của mình nhưng khi được góp lợi ích cho cộng đồng, xã hội tôi cũng thấy đó là điều hạnh phúc…
Lớp học của Tâm có đủ các lứa tuổi và trình độ từ lớp 1 đến lớp 8. Ngoài mở lớp dạy học, Ngọc Tâm còn thành lập không gian đọc và Quỹ học bổng mang tên Ngọc Tâm thủy tinh để trao thưởng, động viên, khuyến khích học sinh nghèo học giỏi tại địa phương, đồng thời Tâm còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật tỉnh Nam Định.
Khi người khuyết tật khởi nghiệp thành công đã giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi suy nghĩ về bản thân, tự tin hòa nhập cuộc sống và tạo được thêm nhiều giá trị có ích cho cộng đồng./.
Tuy được quan tâm hỗ trợ nhưng công tác đào tạo nghề cho NKT còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù đối tượng học nghề là NKT. Vì thế, công tác đào tạo nghề thực sự là một “cuộc chiến dài hơi” cần sự chung tay của toàn xã hội.
Việc làm là nhu cầu tối thiểu của mỗi người, kể cả NKT. Trong suy nghĩ của nhiều người, NKT gần như không thể tự chăm sóc bản thân thì trên thực tế họ có thể làm việc và tạo ra thu nhập. Điều này có ý nghĩa lớn không chỉ đối với bản thân NKT mà còn với gia đình và toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, việc chuyển cách tiếp cận NKT từ nhân đạo (xin - cho) sang quyền của NKT được xem là cách hỗ trợ cơ bản, lâu dài và nhân đạo nhất.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (SN 1953, quê Bình Định) có con gái Nguyễn Thị Hồng Luyến (SN 1995) bị khiếm thính, không nói được. 5 năm trước, qua người quen giới thiệu, chị đưa con từ Bình Định ra Đà Nẵng nhập học. Sau khi học xong chương trình tại Trường Chuyên biệt Tương Lai, Luyến tham gia học nghề may tại Trung tâm Hướng nghiệp-Dạy nghề của Hội Bảo trợ NKT, trẻ em mồ côi thành phố. Học nghề xong, em vào làm tại Công ty TNHH Tâm Ánh Minh. Từ khi con gái học được nghề và có việc làm ổn định, chị Tuyết như phần nào trút được nỗi lo. “Từ một NKT tưởng chừng như không thể làm gì, giờ đây con tôi có thể làm việc và kiếm ra tiền như bao người khác. Dù tiền lương hằng tháng của con không nhiều nhưng đó là sự khẳng định dù con bị khiếm khuyết nhưng vẫn có thể làm việc và tạo ra thu nhập như người bình thường”, chị Tuyết tâm sự.
Hướng dẫn học viên học nghề tại Trung tâm Hướng nghiệp Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng
Theo chị Trịnh Thị Kim Ngân, Phó Giám đốc Công ty TNHH Tâm Ánh Minh (quận Thanh Khê), công ty hiện có 7 NKT đang làm việc với mức lương ổn định từ 1-2,5 triệu đồng/tháng/người. Tại đây, mỗi NKT được trang bị máy may công nghiệp, may các sản phẩm vải lau và khẩu trang.
Công ty TNHH Kinh doanh và tổng hợp Ân Điển (gọi tắt là Công ty Ân Điển) hiện có 6 NKT đang làm việc. Theo bà Nguyễn Thị Kim Liên, Giám đốc công ty, NKT làm việc tại đây có nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Để đào tạo họ biết việc, thạo việc là cả một quá trình kiên trì và nhẫn nại. Có một số anh chị đã làm việc và gắn bó với công ty hơn 10 năm với mức lương bình quân mỗi tháng 6 triệu đồng/người.
Anh Trần Văn Hai (SN 1995, quê huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) vào làm việc tại Công ty Ân Điển gần 5 tháng nay. Anh bị khuyết tật vận động với bàn tay phải cong khoèo, giọng nói không rõ. Thời gian đầu chưa quen việc, đôi tay còn vướng víu nên anh gặp không ít khó khăn. Dần dà, đôi tay như hiểu được nỗi khổ của chủ, ngoan ngoãn vâng lời. Giờ đây, hằng ngày anh phụ nhân viên trong công ty làm lốp ô-tô, vệ sinh xe. Anh còn chạy xe máy đi giao hàng khắp thành phố. “Trước đây tôi cứ nghĩ bản thân như đồ bỏ đi vì không làm tốt được việc gì. Nhưng giờ đây, tôi có thể làm việc thành thạo, mỗi tháng kiếm được hơn 3 triệu đồng. Số tiền này tôi vừa chi tiêu cho bản thân, vừa gửi về quê giúp đỡ gia đình. Từ khi học được nghề và có việc làm, tôi thấy mình có ích hơn cho xã hội”, anh Hai nói.
Hỗ trợ tối đa cho người khuyết tật
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố, toàn thành phố hiện có 182.000 NKT, trong đó có 12.634 NKT nặng trở lên. NKT có nhiều dạng như: khuyết tật vận động, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật nghe, nhìn, nói,… Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy nghề cho NKT, thời gian qua thành phố có nhiều giải pháp hỗ trợ.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội liên kết với 6 đơn vị, tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho NKT: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Đà Nẵng đào tạo nghề điện lạnh, điện công nghiệp, điện dân dụng, may công nghiệp, nuôi gia súc gia cầm, trồng nấm, trồng hoa cây cảnh; Trường Cao đẳng Lương thực-Thực phẩm đào tạo nghề nông nghiệp sạch, chế biến thực phẩm; Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đào tạo lễ tân, nghiệp vụ buồng phòng, kỹ thuật phục vụ bàn, kỹ thuật pha chế, hàn, cơ khí; Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đào tạo quản trị hệ thống mạng, thiết kế đồ họa; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng; Hội Nông dân thành phố dạy trồng hoa cây cảnh; trồng nấm. Trong năm 2017, bằng nguồn kinh phí từ ngân sách, thành phố đã hỗ trợ dạy nghề miễn phí chính quy và phi chính quy cho 21 NKT, trong đó có 11 NKT được học theo hình thức đào tạo phi chính quy kết hợp giải quyết việc làm.
Ngoài ra, các hội, đoàn thể, trung tâm hướng nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo nghề cho NKT. Tại Trung tâm Hướng nghiệp Hội Chữ thập đỏ thành phố hiện có 45 NKT đang theo học. Tại đây, có lớp dạy làm hương (12 em), nghề may (13 em), lớp in (11 em) và lớp thêu, kết cườm, làm hoa (9 em). Khi theo học tại trung tâm, các em được miễn phí hoàn toàn chi phí ăn, ở với số tiền khoảng 1,5 triệu đồng/tháng/người. Trung tâm bố trí nơi ăn, ngủ cho các em ở lại. Sau khi được tiếp nhận vào trung tâm, nhiều em đã nhanh chóng hòa nhập, tiếp cận với trang thiết bị học nghề. Nhờ đó, NKT chịu khó học tập, có tay nghề khá. Trong năm 2018, có 14 em ra nghề, trong đó 6 em xin được việc làm ở các cơ sở, doanh nghiệp; 8 em tự về tổ chức làm nghề tại nhà.
Theo ông Lê Tấn Hồng, Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp Hội Chữ thập đỏ thành phố, trung tâm nhận dạy nghề cho NKT của Quảng Nam và Đà Nẵng từ 14 tuổi trở lên. Trung bình mỗi năm, trung tâm đào tạo thường xuyên cho 40-50 em. Sau khi đào tạo nghề, trung tâm liên kết với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tìm việc giúp NKT. Trung tâm cũng can thiệp kịp thời với nơi làm việc để bảo đảm NKT được làm việc trong môi trường tốt nhất.
Theo ông Nguyễn Hoàng Long, để đào tạo nghề cho NKT thực sự có hiệu quả, các cơ sở đào tạo phải xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp. “NKT có nhiều dạng khuyết tật và là đối tượng đặc biệt nên việc dạy nghề phải có chương trình dạy riêng, phương pháp đào tạo riêng. Giáo viên phải được trang bị nghiệp vụ thích hợp với đối tượng dạy. Cơ sở vật chất trong dạy nghề phải thiết kế phù hợp với từng dạng khuyết tật”, ông Long nói.
Mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ NKT trong đào tạo nghề và tìm việc, tuy nhiên nhiều NKT vẫn còn cảm giác tự ti, mặc cảm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với việc nhận NKT vào làm việc. Mặt khác, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc đào tạo nghề cho NKT không nên chỉ dừng lại ở các nghề thủ công đơn thuần. Tùy vào tình trạng khuyết tật của mỗi người, việc đào tạo nghề cần mở rộng ra các ngành nghề hiện đại như: kỹ thuật vi tính, lập trình, điện tử,… để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024 (Hình từ internet)
Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 76/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.