Tìm được căn hộ chung cư trên đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, anh Oliver Bennett lập tức "xuống tiền" dù giá bán 6 tỷ đồng, tăng một tỷ so với dự kiến của anh.
Tìm được căn hộ chung cư trên đường Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, anh Oliver Bennett lập tức "xuống tiền" dù giá bán 6 tỷ đồng, tăng một tỷ so với dự kiến của anh.
Mỹ là nước có lượng Việt Kiều và kiều hối lớn nhất về Việt Nam nhưng tính trung bình mỗi người Việt tại Đức lại gửi nhiều tiền về Việt Nam hàng năm nhất. Nhật Bản tuy có lượng người Việt đang sinh sống lớn thứ 2 nhưng lượng kiều hối trung bình lại xếp gần cuối bảng, chỉ hơn Trung Quốc.
Mới đây trang báo điện tử VnExpress đã có bài thống kê về lượng kiều hối hàng năm về Việt Nam với nhiều thông tin bất ngờ. Qua đó, lượng kiều hối tăng trưởng đều đặn hàng năm và hiện tại mỗi năm đồng bào ở nước ngoài gửi về Việt Nam hơn 18 tỷ đô la, theo các số liệu tính toán được. Số lượng thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Con số này chiếm tới 5% GDP của Việt Nam.
Qua đó, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới cùng với các nước là Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, SAudi Arabia, Pakistan, Pháp, Bangladesh, Đức.
Lượng kiều hối của Việt Nam đổ về từ Việt Kiều ở khắp nơi trên thế giới, thế nhưng có những đất nước là thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam hoá ra lại không mang về nhiều kiều hối như chúng ta nghĩ.
Xếp về số lượng người Việt thì Mỹ chiếm nhiều nhất với hơn 1,4 triệu người. Điều này là dễ hiểu bởi lượng lớn người Việt di cư sau năm 1975 đã định cư tại Mỹ. Mỹ cũng là quốc gia mà lượng kiều hối về Việt Nam lớn nhất chiếm gần 50% tổng lượng kiều hối. Xếp sau về số lượng người Việt đang sinh sống là Nhật bản, Trung Quốc, Úc, Canada, Hàn Quốc.
Nếu chia trung bình lượng kiều hối trên mỗi người Việt theo từng nước thì Đức là quốc gia đứng đầu với trung bình mỗi Việt Kiều Đức gửi về Việt Nam khoảng gần 6000$ (khoảng 150 triệu đồng/năm).
Trong đó đáng chú ý là Nhật Bản, Trung Quốc là 2 thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam trong nhiều năm qua nhưng lượng kiều hối tương đối khiêm tốn và giá trị trung bình mỗi người gửi về hàng năm chưa tới 600$ tức là chưa bằng 1/10 một người từ Đức gửi về. Điều này có thể lý giải như sau.
Ở 3 nước có giá trị trung bình kiều hối lớn nhất là Đức, Canada, Mỹ thì đa phần người Việt đang sinh sống là những kiều bào định cư lâu dài. Họ đã an cư, lạc nghiệp nên có mức thu nhập cao tương ứng với mức thu nhập đầu người của nước sở tại. Hoặc như nước Đức gần đây có du học nghề nhưng đây là du học có đào tạo nghề nên khi ra trường được ở lại định cư với mức lương tương đối cao.
Trái lại người Việt ở Nhật tương đối phong phú nhưng đa phần là lao động phổ thông ngắn hạn 3-5 năm hoặc du học sinh. Với lao động phổ thông Việt Nam thì mức thu nhập không thể như người bản địa còn với du học sinh thì đa phần thu nhập từ đi làm thêm vốn dĩ cũng phải chi trả phần lớn cho chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Bên cạnh đó, mỗi người Việt từ Hàn Quốc lại gửi về gần 3400$ hằng năm, mức tương đối khá và xếp thứ 7. Ngoài ra Malaysia cũng là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam nhưng mức kiều hối trung bình khá thấp, mỗi năm chỉ khoảng gần 1300$. Thậm chí mức này chỉ bằng 1 nửa GDP/đầu người của Việt Nam. Vì thế nên thị trường Malaysia đang ngày càng kém hấp dẫn.
Một điểm bất ngờ là người Việt ở Campuchia gửi về tới hơn 3400$ hàng năm xếp thứ 6 , cao hơn cả từ Hàn Quốc. Điều này có thể lý giải bởi người Việt ở Campuchia đa phần là định cư lâu dài và họ có cuộc sống và mức thu nhập cao hơn hẳn người bản địa. Nhiều người sang đầu tư và phát triển kinh doanh nên có mức thu nhập cao.
Bản quyền bài viết thuộc Du học Đức BLA. Tham khảo số liệu từ báo điện tử VnExpress: https://vnexpress.net/kieu-hoi-ve-viet-nam-nhieu-co-nao-4421073.html
Người nước ngoài nào mua nhiều nhà nhất ở Hà Nội?
Nửa đầu năm 2024, người nước ngoài đã mua hơn 1,000 căn hộ tại Hà Nội; người mua đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác khác nhau như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mỹ, Anh… Trong đó, Trung Quốc chiếm phần lớn với hơn 400 căn.
Theo Bộ Xây dựng, đã có hơn 3 ngàn người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam tính từ năm 2015 đến hết quý 3/2023, chủ yếu là các căn hộ chung cư ở dự án nhà thương mại và tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Trong đó, Hà Nội chiếm hơn phân nửa với 1,765 căn, TPHCM 850 căn, Bắc Ninh 110 căn, Bình Dương 210 căn, Bà Rịa - Vũng Tàu 50 căn... Phần lớn người mua đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Malaysia.
Tuy nhiên, tổng số người nước ngoài đã mua nhà tại Việt Nam được đánh giá vẫn còn rất ít so với nhu cầu.
Theo tính toán của Hội môi giới bất động sản (VARS), số lượng nhà ở được người nước ngoài mua tại Việt Nam kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực chỉ chiếm khoảng 0.53% tổng lượng nhà ở của cả nước giai đoạn 2018-2022. Trong khi nhu cầu mua nhà của người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bao gồm nhu cầu sở hữu nhà để ở và nhu cầu kinh doanh là rất lớn. Thống kê của Bộ Xây dựng có khoảng 4 triệu người muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai, bao gồm người nước ngoài và Việt kiều.
Theo tổng hợp của người viết, nửa đầu năm 2024, người nước ngoài đã mua hơn 1,000 căn hộ tại Hà Nội. Những người này đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mỹ, Anh… Trong đó, người Trung Quốc mua phần lớn (khoảng 42%) với hơn 400 căn.
Theo sau là người Hàn Quốc hơn 210 căn (chiếm 21%), Hồng Kông gần 90 căn (gần 9%), người Đài Loan và Mỹ lần lượt mua 49 căn (5%) và 41 căn (4%).
Dự án nào được nhiều người nước ngoài lựa chọn?
Nửa đầu năm 2024, hơn 20 dự án tại Hà Nội được người nước ngoài lựa chọn mua với tổng 1,014 căn hộ; trong đó, có 3 dự án được bán cho người nước ngoài nhiều nhất là Hải Đăng City, Imperia Smart City Tây Mỗ, Golden Palace A với tổng cộng 610 căn, chiếm 60% số căn hộ người nước ngoài mua tại Hà Nội nửa đầu năm.
Dự án Hải Đăng City (Mon City) do CTCP Đầu tư Địa ốc Hải Đăng làm chủ đầu tư được người nước ngoài mua nhiều nhất 263 căn, một nửa số người đến từ Trung Quốc, còn lại từ Hàn Quốc 38%, Mỹ 9%...
Hải Đăng City có tổng diện tích hơn 7ha với 2,128 căn hộ, vốn đầu tư trên 8,300 tỷ đồng. Theo tìm hiểu, giá bán tại chung cư Hải Đăng City khoảng từ 37 - 47 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT và nội thất cơ bản). Với diện tích từ 52.6-86m2/căn, ước tính người mua nhà cần chi từ 2-4 tỷ đồng.
Phối cảnh tổng thể dự án Hải Đăng City.
Tiếp đến là dự án nhà ở cao tầng trên lô đất F4-CH04 và F4-CH05 thuộc dự án khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vinhomes Park (Imperia Smart City Tây Mỗ) được người nước ngoài mua 247 căn, do CTCP HBI làm chủ đầu tư, người Trung Quốc mua phần lớn chiếm 84%, Hàn Quốc 6%, …
Imperia Smart City Tây Mỗ nằm tại 3 lô đất F4-CH04, F4-CH05, F4-CX03 thuộc khu đô thị Vinhomes Smart City, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có tổng diện tích đất dự án khoảng 3.3ha, gồm 5 block với 4,600 căn hộ. Tổng vốn khoảng 5,600 tỷ đồng. Theo tìm hiểu, giá bán tại chung cư Imperia Smart City Tây Mỗ khoảng từ 50 - 65 triệu đồng/m2. Với diện tích từ 28-76m2/căn, ước tính người mua cần chi từ 1.5-5 tỷ đồng.
Phối cảnh dự án Imperia Smart City.
Dự án Golden Palace A (The Matrix One Mễ Trì) cũng được người nước ngoài mua 100 căn, tập trung là người Đài Loan 43%, Hàn Quốc 43%, và Trung Quốc 8%,… Dự án có diện tích hơn 20.6ha, tổng vốn đầu tư 4,460 tỷ đồng, do CTCP Đầu tư Mai Linh làm chủ đầu tư. Trên thị trường, Golden Palace A đang được rao bán với giá từ 60-90 triệu đồng/m2, với diện tích từ 86-112 m2/căn, ước tính giá trị mỗi căn từ 5-10 tỷ đồng.
Cả 3 dự án trên người nước ngoài mua nhà đều đã ký hợp đồng mua bán.
Ngoài ra, trong nửa đầu năm 2024, có 12 dự án với 67 căn hộ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSĐ) cho người nước ngoài, tập trung nhiều nhất tại dự án nhà ở cao tầng Udic Westlake với 15 căn (Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC làm chủ đầu tư); dự án D’. Le Roi Soleil Quảng An 5 căn (chủ đầu tư là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn SOLEIL) và các dự án tại khu đô thị mới Tây Mỗ, Đại Mỗ-Vinhomes Park với 12 căn.
Các dự án người nước ngoài mua đã có Giấy chứng nhận QSĐ (Căn)
Việt kiều ưa chuộng phân khúc nào?
Cuối tháng 6, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ có hiệu lực từ 01/08/2024, sớm hơn 5 tháng so với thời điểm đã được quyết định trước đó là ngày 01/01/2025.
Luật Nhà ở có nhiều nội dung mới quy định về sở hữu nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo hướng mở hơn, có lẽ vậy ít nhiều sẽ tác động đến thị trường bất động sản Việt Nam.
* 3 luật về bất động sản chính thức có hiệu lực từ 01/08/2024
Về việc người Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam, TS Phạm Anh Khôi - Viện trưởng viện nghiên cứu Kinh Tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services, Kinh tế trưởng Dat Xanh Services cho rằng hơi ngạc nhiên khi nghĩ rằng người Việt kiều khi được phép mua nhà ở Việt Nam sẽ tập trung vào các phân khúc cao cấp và siêu cao cấp, nhưng hầu hết người mua phân khúc này lại là người Việt Nam, không quá nhiều người Việt kiều nhắm đến phân khúc này.
“Có thể trong quá khứ, Việt kiều mua sản phẩm cao cấp, nhưng với giá chung cư cao cấp ở TPHCM thời điểm hiện tại, nhiều người không có khả năng mua, chỉ các người giàu và siêu giàu ở Việt Nam mới có thể mua các sản phẩm này”, ông Khôi giải thích.
Theo TS Phạm Anh Khôi, phần lớn người Việt kiều sẽ tập trung vào các sản phẩm có khả năng cho thuê được, mức sinh lời cao. Bản thân các sản phẩm bất động sản ở Việt Nam mà người Việt kiều mua là để đầu tư lâu dài.
“Ở nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, lãi suất chỉ ở mức 1-2%, do vậy các sản phẩm đầu tư có sinh lời cao từ 3-5% có thể làm người Việt kiều hài lòng. Họ sẽ tập trung vào phân khúc nào vừa túi tiền, có thể cho thuê được ngay, sinh lợi trong thời gian sắp tới và lâu dài”, ông Khôi nói.
Còn theo ông Nguyễn Duy Khánh - Tổng Giám đốc CTCP DXMD Việt Nam, đa phần Việt kiều quanh Đông Nam Á và những nước hay có Việt kiều thì 70% họ mua nhà không phải để đầu tư, mà mua cho người thân ở Việt Nam để sở hữu, thường chọn những căn có giá tầm trung khoảng 2-3 tỷ đồng. Với tầm giá này, người Việt kiều có thể chọn được rất nhiều sản phẩm tốt và mới ở các vị trí vùng ven, đô thị các tỉnh lân cận với TPHCM như Thủ Đức và Bình Dương.
Tổng Giám đốc DXMD Việt Nam cho biết thêm, đối với Việt kiều mua để cho thuê, họ có thể mua những nhà đã có sẵn ở những nơi đông dân cư để có thể cho thuê được ngay. Còn với mục tiêu vừa tích lũy (2-3 năm) rồi mới cho thuê thì Việt kiều chọn những thị trường vùng ven, những địa phương giáp thành phố lớn, có vị thế đắc địa, đông dân cư.
Do đó, theo ông Khánh, việc người Việt kiều mua nhà thời gian tới còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài chính của họ và dự định như thế nào trong thời gian ngắn hay dài hạn, muốn biến tài sản đó để cho thuê sau này hay muốn mua để cho thuê ngay.