Trước khi xuất hiện thương cảng faifo sầm xuất tại Hội An, thì nơi đây đã có 15 thế kỷ văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. Các dấu tích Chăm pa còn lại đến ngày nay có thể kể đến : Những giếng cổ vẫn được sử dụng, các tòa tháp Chăm … Nhưng nơi tập trung dấu ấn Chăm pa nhiều nhất chính là Thánh địa mỹ sơn. Nơi đây được xây dựng và phát triển trong suốt 9 thế kỷ để thờ cúng thần Linga và Shiva. Vì vậy, thánh địa mỹ sơn có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc Chăm pa. Thánh địa mỹ sơn ở đâu.
Trước khi xuất hiện thương cảng faifo sầm xuất tại Hội An, thì nơi đây đã có 15 thế kỷ văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. Các dấu tích Chăm pa còn lại đến ngày nay có thể kể đến : Những giếng cổ vẫn được sử dụng, các tòa tháp Chăm … Nhưng nơi tập trung dấu ấn Chăm pa nhiều nhất chính là Thánh địa mỹ sơn. Nơi đây được xây dựng và phát triển trong suốt 9 thế kỷ để thờ cúng thần Linga và Shiva. Vì vậy, thánh địa mỹ sơn có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc Chăm pa. Thánh địa mỹ sơn ở đâu.
Lễ hội Katê, lễ hội thiêng liêng của người Chăm, diễn ra hàng năm vào tháng 7 theo lịch Chăm, tượng trưng cho tình cảm đối với tổ tiên và sự sinh sôi nảy nở của cuộc sống.
Lễ hội Katê còn thể hiện tinh thần đoàn kết và tương thân tương ái trong cộng đồng Chăm. Du khách tham gia có cơ hội trải nghiệm các nghi lễ truyền thống như cúng cầu an, rước nước và nhiều hoạt động khác.
Nhắc đến đặc sản Quảng Nam, không thể không kể đến hương vị đậm đà của bánh đập, bánh bèo, bánh xèo và những chiếc bánh truyền thống khác. Hương vị nguyên bản, đậm chất văn hóa, là điều khiến cho mỗi chiếc bánh trở nên đặc biệt, ghi dấu ấn riêng của miền đất này.
Nơi đây là có hơn 70 ngôi đền tháp mang phong cách tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chăm Pa. Phong cách kiến trúc ở đây chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người Bình Định. Hầu hết các công trình tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
Khu Thánh địa Mỹ Sơn gồm nhiều cụm tháp khác nhau, mỗi cụm tháp này đều có một tháp chính (được gọi là kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ hơn bao bọc xung quanh.
Các tháp có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp quay về phía Đông để nhận ánh sáng măt trời. Tường bên ngoài thường trang trí hoa văn lá cuốn hình chữ S nối liền nhau. Các vật trang trí là tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara (con thú thần thoại có vòi dài và nanh nhọn ), hình vũ nữ Apsara, hình sư tử, voi, chim thần Garuda, tượng người cầu nguyện. Tượng trang trí được xếp khít với nhau và đến ngày nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được chất kết dính là gì. Nghệ thuật điêu khắc Chăm là thể hiện sức sống mãnh liệt của con người với nội tâm lúc bay bổng, lúc trầm tĩnh, lúc lại trăn trở day dứt. Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang dấu ấn riêng với đường nét kiến trúc khác biệt. Thánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam không chỉ cho thấy kiệt tác ghi dấu của một nền kiến trúc Chăm Pa mà còn cả nền văn hóa khu vực Đông Nam Á.
Tổng thể thánh địa bao gồm hai ngọn đồi, đối diện nhau theo hướng Đông – Tây và ngay tại ngã tư của một con suối, các nhánh suối đã trở thành ranh giới tự nhiên chia nơi đây thành bốn khu vực A, B, C, D. Trung tâm Thánh địa là tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Tháp chính có hai cửa hướng đông tây, mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên và các vòm cuốn. Trên mỗi vòm có một hình tháp thu nhỏ, theo tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong các tháp ở Mỹ Sơn với chiều cao 24m, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 10m. Trong tháp thờ một bộ Linga – Yoni lớn ( nay chỉ còn một bệ đá Yoni). Phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch. Ở mỗi tầng đều có cửa (giả), có hình người đứng dưới vòm. Hai cửa (giả) hai bên là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trang trí hoa văn tinh xảo.
Qua sự tàn khốc của chiến tranh và thời gian, nơi một thời là khu đền chùa nguy nga tráng lệ giờ chỉ còn là tàn tích. Nhiều nhà khảo cổ học trước đây cũng từng cố bảo vệ khu vực này. Ví dụ như năm 1937, các nhà khoa học người Pháp cho trùng tu gần như toàn bộ các đền tháp tại đây. Nhưng sau trận oanh tạc năm 1969, khu vực tháp A gần như bị phá hủy toàn bộ - đây là khu tháp chính của di tích này, đền cao nhất có chiều cao đến 24m và có hẳn 6 tháp phụ xung quanh.
Tuy vậy, phần lớn lượng đền đài nhỏ thuộc khu vực B, C và D vẫn còn tồn tại mặc dù nhiều cổ vật, tượng lớn, bệ thờ bị quân Pháp lấy đi trong thời kì chiến tranh. Hiện tại họ đã gửi tặng lại một số lượng cổ vật lớn cho viện bảo tàng lịch sử Việt Nam và viện bảo tàng điêu khắc Chăm. Đừng ngạc nhiên khi bạn nhìn thấy cổ vật Chăm Pa tại bảo tàng Louvre nổi tiếng nhé!
Kì quan văn hóa Mỹ Sơn không chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng mà còn là biểu tượng lịch sử với những đền tháp cổ kính. Sự huyền bí và uy nghi của những tàn tích Chăm Pa luôn khiến du khách bất ngờ và thích thú.
Cảnh đẹp hoang sơ kết hợp với sự linh thiêng tạo nên một không gian đặc biệt tại Mỹ Sơn. Đây là nơi ghi dấu những dấu ấn rõ nét về văn hóa và kiến trúc Chăm Pa, thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm.
Thánh địa Mỹ Sơn với các ngôi đền cổ tuyệt đẹp là nơi lý tưởng để chụp những bức ảnh gây "sốt" trên mạng xã hội. Hãy thử trải nghiệm trang phục truyền thống Champa để tạo nên những bức ảnh ấn tượng!
Với trang phục Champa rực rỡ, bạn sẽ tạo ra những bức ảnh độc đáo và quyến rũ.
Các tour tham quan Thánh địa Mỹ Sơn đang phát triển mạnh mẽ hơn nhờ sự quan tâm vào du lịch địa phương và sức hấp dẫn của khu di tích cổ. Lịch trình tour ngày càng đa dạng và tiết kiệm, thu hút nhiều du khách.
Hãy bổ sung vào danh sách du lịch của bạn các tour du lịch Thánh địa Mỹ Sơn từ Đà Nẵng, tour tham quan Thánh địa Mỹ Sơn từ Hội An trên ứng dụng Klook Việt Nam để làm phong phú hơn lịch trình của bạn!
Điệu múa tinh tế này lấy cảm hứng từ tượng đá Apsara và điêu khắc sa thạch, tạo nên vũ điệu mềm mại, cuốn hút. Âm nhạc ma mị từ tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai tạo không gian bí ẩn và hấp dẫn.
Vượt qua Đèo Hải Vân không chỉ là một chuyến đi mà còn là cuộc phiêu lưu khám phá vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Khám phá những khung cảnh hùng vĩ, hòa mình vào không gian thiên nhiên hoang sơ là điều không thể quên.
Với độ cao và địa hình đặc biệt, Đèo Hải Vân mang đến cho du khách cái nhìn toàn cảnh tuyệt vời. Từ đỉnh đèo, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp của biển cả xanh mướt kết hợp cùng những dải núi non hùng vĩ.
Khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp quần thể di tích đền đài Chăm Pa, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây bao quanh là đồi núi trùng điệp, cách Trà Kiệu 20 km về phía Tây, cách thành phố Hội An 45 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây Nam, cách cố đô Huế 145 km về phía Nam.
Đây từng là nơi tổ chức cúng tế và cũng là khu vực lăng mộ các vua, quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa ngày xưa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế Giới..